Tìm hiểu cách chúng tôi phát triển hệ thống tàu thủy vận chuyển ô tô chạy bằng sức gió đầu tiên trên thế giới.
Hãy hình dung: Trong tương lai, hàng ngàn chiếc xe điện của Volvo vượt Đại Tây Dương bằng năng lượng gió thân thiện với môi trường.
Ngày xửa ngày xưa, sự thịnh vượng của tuyến giao thương toàn cầu đến từ những thương thuyền có cột buồm cao vút, lèo lái vượt gió để kết nối các lục địa và tạo nên tân thế giới. Hàng thế kỷ sau, chúng ta lại đi trọn một vòng và trở lại điểm này, khi nhu cầu năng lượng bền vững một lần nữa dẫn dắt chúng ta khai thác một nguồn nhiên liệu tự nhiên có ở khắp mọi nơi: Gió.
Ngày nay, những công nghệ và phát minh giúp Volvo Cars là một trong 11 đối tác hợp lực chung tay phát triển dự án Orcelle Wind – tàu thủy vận tải ô tô và hàng hóa dạng tự bốc xếp lên tàu (RoRo) chạy bằng sức gió đầu tiên trên thế giới. Những loại tàu này được thiết kế dành cho hoạt động vận tải quốc tế đối với ô tô và xe tải; ví dụ: Vận chuyển xe từ Châu Âu đến Hoa Kỳ.
Hãy thử hình dung: trong tương lai, hàng ngàn chiếc xe điện của Volvo vượt Đại Tây Dương bằng năng lượng gió bền vững. Điều này rất quan trọng vì ngành vận tải biển ngày nay phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn nhiên liệu hóa thạch – một số loại tàu đốt cháy hàng ngày lít dầu diesel mỗi giờ – và lượng khí thải CO2 liên quan đến vận chuyển phương tiện của chúng tôi đều được tính vào tổng lượng khí thải trong vòng đời hoạt động của mỗi xe bán ra. Vì vậy, để đạt được tham vọng trở thành công ty trung hòa khí thải đến năm 2040, thì mỗi sự đóng góp đều quan trọng.
"Dự án Orcelle là một bước quan trọng trong tiến trình dịch chuyển quy mô lớn sang sử dụng sức gió làm lực đẩy chính." dẫn lời Anna Karamigkou, Tiến sĩ, Giám đốc Dự án từ Ủy ban Châu Âu.
Wallenius Wilhelmsen, công ty vận tải toàn cầu của Na Uy là đơn vị điều phối dự án và có tham vọng đưa Orcelle Wind vào vận hành cuối năm 2026 hoặc đầu năm 2027. Orcelle Wind là chiếc tàu đầu tiên được hiện thực hóa từ ý tưởng Oceanbird, dành cho tàu thủy chạy chủ yếu bằng sức gió. Ý tưởng này thể hiện rằng về mặt lý thuyết, có thể giảm lượng khí thải của tàu thủy lên đến 90% nếu cân đối điều chỉnh tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến việc xả khí thải.
Wallenius Wilhelmsen và các đối tác của dự án – bao gồm Volvo Cars – đã lập quỹ tài trợ Horizon Europe với tổng ngân sách là 9 triệu EUR để hỗ trợ đóng tàu thủy RoRo. Horizon Europe là quỹ tài trợ chính của EU dành cho nghiên cứu và phát minh. 5 năm tới, Orcelle Wind sẽ được hiện thực hóa thông qua các hoạt động quy hoạch, xây dựng và vận hành tàu thủy chạy bằng sức gió.
Orcelle Wind sẽ dài 220 mét với sức chứa trên 7.000 xe ô tô; đồng thời vận chuyển hàng hóa và hệ thống ròng rọc.
Roger Strevens, Phó chủ tịch về Tính bền vững toàn cầu tại Wallenius Wilhelmsen, cho biết: “Quỹ Horizon Europe EU thể hiện ý tưởng này đã vượt qua được quá trình nghiên cứu kỹ lưỡng của các đơn vị tài trợ cho EU và họ tin tưởng hỗ trợ cho dự án này.”
Với tư cách là đối tác, vai trò của chúng tôi là cung cấp quan điểm từ phía người dùng. Chúng tôi sẽ tìm hiểu các nhu cầu về tàu vận chuyển xe điện và sẽ tham gia vào hoạt động phân tích thiết kế chuỗi cung ứng. Và chúng tôi cũng có lời giải đáp cho câu hỏi: Chúng tôi nên thiết kế quy trình từ đặt hàng đến phân phối ra sao, khi chúng tôi cần thêm thời gian cho vận chuyển hàng hải chạy bằng sức gió, trong khi vẫn bảo đảm đáp ứng yêu cầu của khách hàng?
Vai trò tại EU được chia đều cho 11 đối tác – nên tất cả chúng tôi đều có thể đệ trình các quan điểm khác nhau để cùng thảo luận – với hy vọng là có được cái nhìn bao quát toàn diện về năng lực đẩy bằng sức gió. Các chủ đề bao gồm vạch ra hải trình theo thời tiết, điều phối chuỗi cung ứng, huấn luyện đội thuyền viên, cùng với lắp đặt giàn thử nghiệm trên tàu thủy hiện có. Mục tiêu của dự án là cung cấp Orcelle Wind cho kinh doanh thương mại.
EU đang tính toán các khoản đầu tư cần thiết để thử nghiệm trên phạm vi lớn và thu thập dữ liệu với các công cụ và mẫu phương tiện tiên tiến cho tàu thủy đẩy bằng sức gió. Không chỉ dừng lại ở các mẫu tàu thủy, các đối tác còn sẽ sử dụng các mẫu và công cụ này để phát triển bản thiết kế ý tưởng và kế hoạch vận hành cho nhiều loại tàu, nhằm áp dụng giải pháp sử dụng cánh buồm.
Anna Karamigkou, Tiến sĩ, Giám đốc dự án từ Ủy ban Châu Ấu, cho biết: "Dự án Orcelle là một bước quan trọng trong tiến trình dịch chuyển quy mô lớn sang sử dụng sức gió là lực đẩy chính. Với công nghệ thích hợp cho tỷ lệ cao các tàu như thế và khả năng cắt giảm đáng kể lượng khí thải từ hoạt động vận chuyển, chúng tôi nhận thấy rằng dự án này mang lại nhiều lợi ích to lớn cho Châu Âu."
Staffan Johannesson, trưởng bộ phận về tính bền vững trong tổ chức chuỗi cung ứng của chúng tôi, nói rằng khi chúng tôi hợp tác với các công ty khác để tạo ra nhiều giải pháp mới, thì tiềm năng mà các dự án như thế này mang lại là ví dụ tốt về nhu cầu giảm lượng khí thải carbon bằng vô số hình thức trong khắp các hoạt động của công ty.
"Chúng tôi đang tiếp tục tìm kiếm các cơ hội để xây dựng tính bền vững trong mọi khía cạnh của chuỗi cung ứng, rộng hơn là trong tổng thể hoạt động kinh doanh của chúng tôi. Danh sách các sáng kiến vẫn ngày càng dài thêm khi chúng tôi nỗ lực tiến đến tham vọng trở thành công ty trung hòa khí thải vào năm 2040.
Tìm hiểu thêm về ý tưởng Oceanbird: https://www.theoceanbird.com/the-oceanbird-concept/