Chúng tôi đang điều chỉnh chiến lược phát triển bền vững của mình

Khi đối mặt với một thế giới không ngừng biến đổi, việc đảm bảo luôn có các chiến lược sắc bén và cập nhật là điều thiết yếu. Đó là lý do chúng tôi hiện đang điều chỉnh chiến lược phát triển bền vững của mình với các mục tiêu tham vọng mới cho năm 2030 và 2040, trong khi vẫn tiếp tục tăng cường tập trung vào sự đa dạng sinh học.

Hình ảnh xe Volvo màu xanh lá đang chạy dọc bờ biển.

Chúng tôi đang điều chỉnh chiến lược phát triển bền vững của mình

“Tham gia hành động chống biến đổi khí hậu là điều hiển nhiên và việc chuyển đổi sang xe thuần điện là bước tiến quan trọng trên hành trình tiên phong của chúng tôi”, ông Jim Rowan, CEO của Volvo Cars cho biết. “Khi tiến tới mục tiêu giảm hơn nữa lượng khí thải trên toàn bộ chuỗi giá trị của mình, chúng tôi càng phải có trách nhiệm hành động tích cực hơn và chú trọng vào dấu chân đa dạng sinh học của mình, cũng như giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cho mọi người. Những điều chỉnh trong chiến lược của chúng tôi được thiết kế để giúp chúng tôi thực hiện chính điều đó".


Dưới đây là tóm tắt các tham vọng phát triển bền vững mới của chúng tôi cho năm 2030:

  1. Giảm 75% lượng khí thải CO2 trên mỗi chiếc xe (so với các mức năm 2018).
  2. Giảm 40% năng lượng sử dụng trong hoạt động vận hành của chúng tôi trên trung bình mỗi chiếc xe (so với các mức năm 2018).
  3. Đạt trung bình 30% vật liệu tái chế trên những chiếc xe của chúng tôi và đối với các mẫu xe mới, tỉ lệ này đạt ít nhất 35%.
  4. Giảm trung bình 50% lượng nước sử dụng trong chính hoạt động vận hành trên mỗi chiếc xe (so với các mức năm 2018).
  5. Tái sử dụng hoặc tái chế ít nhất 99% tổng lượng rác thải từ hoạt động vận hành của chúng tôi.


Kể từ khi công bố chiến lược phát triển bền vững vào năm 2019, chúng tôi đã có một số bước tiến đáng kể để hoàn thành các mục tiêu hành động vì khí hậu của mình. Ví dụ: 69% hoạt động vận hành của chúng tôi giờ đây đã sử dụng năng lượng đạt chỉ tiêu trung hòa khí thải, so với mức 55% vào năm 2019. Hiện tại, chúng tôi sử dụng 100% nguồn điện đạt chỉ tiêu trung hòa khí thải ở các nhà máy sản xuất của mình trên toàn cầu, so với mức 80% vào năm 2019. Chúng tôi cũng giảm được 19% lượng khí thải CO2 trên mỗi chiếc xe kể từ năm 2018.

“Tham gia hành động chống biến đổi khí hậu là điều hiển nhiên và việc chuyển đổi sang xe thuần điện là bước tiến quan trọng trên hành trình tiên phong của chúng tôi”, ông Jim Rowan, CEO của Volvo Cars cho biết. “Khi tiến tới mục tiêu giảm hơn nữa lượng khí thải trên toàn bộ chuỗi giá trị của mình, chúng tôi càng phải có trách nhiệm hành động tích cực hơn và chú trọng vào dấu chân đa dạng sinh học của mình, cũng như giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cho mọi người. Những điều chỉnh trong chiến lược của chúng tôi được thiết kế để giúp chúng tôi thực hiện chính điều đó".

Phát thải ròng khí nhà kính bằng 0 vào năm 2040

Mục tiêu hiện tại của chúng tôi là đạt mức phát thải ròng khí nhà kính bằng 0 vào năm 2040. Mục tiêu này nâng cao tham vọng trước đây của chúng tôi là đạt chỉ tiêu trung hòa khí thải vào năm 2040 và cho thấy rõ ý định sử dụng biện pháp loại bỏ carbon của chúng tôi chỉ là để bù trừ cho mọi lượng khí thải không thể tránh được. Ưu tiên của chúng tôi vẫn là giảm lượng khí thải thực tế trước khi chuyển sang biện pháp loại bỏ carbon và chúng tôi khuyến khích các nhà cung cấp của mình cũng làm như vậy.


Thực tế đã chứng minh rằng, tài chính đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển bền vững, nên chúng tôi cũng dự định đạt chỉ tiêu 100% nợ xanh hoặc các khoản tài trợ tài sản liên kết bền vững vào năm 2025.


Năm 2030 là một năm quan trọng đối với chúng tôi. Cho tới lúc đó, kế hoạch của chúng tôi là chuyển đổi sang xe thuần điện, đồng thời đặt mục tiêu giảm 75% lượng khí thải CO2 trên trung bình mỗi chiếc xe so với các mức năm 2018. Chúng tôi tin rằng, bằng sự kết hợp giữa việc chỉ bán xe thuần điện và giảm 30% lượng khí thải từ cả chuỗi cung ứng và hoạt động vận hành của mình trên trung bình mỗi chiếc xe, chúng tôi sẽ đi đúng hướng để hoàn thành các mục tiêu giảm lượng khí thải CO2 của mình.


Hướng tới mục tiêu trở thành doanh nghiệp tuần hoàn vào năm 2040

Kể từ năm 2019, chúng tôi cũng tập trung phát triển theo hướng mô hình kinh tế tuần hoàn. Volvo Cars đã có tỉ lệ vật liệu tái chế lớn nhất từ trước tới nay. Ví dụ: gần 25% tổng lượng nhôm sử dụng trên chiếc SUV cỡ nhỏ EX30 mới của chúng tôi là vật liệu tái chế, trong khi khoảng 17% tổng số thép và nhựa trên xe đều có nguồn gốc tái chế.


Cho tới năm 2030, chúng tôi đặt mục tiêu sử dụng trung bình 30% vật liệu tái chế trên những chiếc xe của mình 1 và đối với các mẫu xe mới ra mắt từ năm 2030, tỉ lệ này đạt ít nhất 35%. Ngoài ra, đến năm 2030, chúng tôi mong muốn tái sử dụng hoặc tái chế 99% toàn bộ rác thải của mình, so với con số 94% lượng rác thải từ hoạt động sản xuất trên toàn cầu được tái chế vào năm 2022.


Phấn đấu tạo ra tác động tích cực và góp phần tái tạo thiên nhiên trong tương lai

Chúng tôi tin vào cách tiếp cận dựa trên toàn bộ chuỗi giá trị để đánh giá tác động của mình lên sự đa dạng sinh học. Để hiểu rõ các hoạt động của mình ảnh hưởng như thế nào tới sự đa dạng sinh học, chúng tôi đã tiến hành đánh giá mức độ tác động bằng cách sử dụng dữ liệu sản xuất và bán hàng từ năm 2021 để ước tính dấu chân đa dạng sinh học hàng năm dựa trên mô hình ReCiPe. Dựa trên kết quả thu được, chúng tôi hiện đang đặt ra tham vọng dài hạn là phấn đấu tạo ra tác động tích cực trên toàn bộ chuỗi giá trị của mình2 và góp phần tái tạo thiên nhiên trong tương lai3.


Tóm lại, điều này có nghĩa là chúng tôi sẽ triển khai các hành động giúp tránh và giảm thiểu tác động của mình, cũng như tham gia vào việc phục hồi và tái tạo thiên nhiên để hệ số cân bằng giữa tác động tích cực và tiêu cực của chúng tôi luôn duy trì ở mức dương.


Điều này sẽ đòi hỏi sự kết hợp của các biện pháp ngắn và dài hạn mà chúng tôi hiện đang triển khai. Ví dụ: tránh và giảm thiểu tác động từ chuỗi giá trị của chúng tôi, thiết kế chương trình cho các hoạt động phục hồi và bảo tồn trong hệ sinh thái nơi chúng tôi vận hành hoặc tại nguồn cung ứng của chúng tôi, đồng thời làm việc với các đối tác trong chuỗi cung ứng để nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến sự đa dạng sinh học.


Giúp bảo vệ cuộc sống của mọi người trong và ngoài chuỗi giá trị của chúng tôi

Là một công ty quan tâm đến con người, chúng tôi mong muốn có tác động tích cực đến xã hội. Một trong những cách chúng tôi đang cố gắng giúp bảo vệ con người là tập trung vào tỉ lệ thương tích (LTCR)4. Tỉ lệ thương tích hiện tại là 0,07, đây là mức thấp ấn tượng trong ngày, nhưng mục tiêu của chúng tôi là tiếp tục giảm hơn nữa tỉ lệ thương tích tại nơi làm việc xuống còn 0,02 vào năm 2030. Trên khắp chuỗi giá trị của mình, chúng tôi cũng đang nỗ lực hỗ trợ bảo vệ nhân quyền thông qua những quy trình thẩm định rủi ro5 để theo dõi, xác định, đánh giá và giải quyết các rủi ro về nhân quyền.


Cùng với các đối tác có cùng chí hướng, chúng tôi mong muốn công bố những sáng kiến xã hội và môi trường mới trong năm tới nhằm giúp bảo vệ con người và hành tinh này. Các ví dụ gần đây bao gồm việc chúng tôi hỗ trợ tài chính và hiện vật cho tổ chức Cứu trợ Trẻ em và phản ứng của UNICEF đối với Ukraine, cũng như sự hợp tác với tổ chức Girls Who Code.




1 Con số này áp dụng cho tất các mẫu xe đang được sản xuất vào lúc đó.


2 Điều này có nghĩa là chúng tôi sẽ triển khai các hành động để tránh và giảm thiểu tác động của mình, cũng như tham gia vào việc phục hồi và tái tạo tự nhiên để hệ số cân bằng giữa tác động tích cực và tiêu cực của chúng tôi luôn duy trì ở mức dương.


3 Mục tiêu góp phần tái tạo tự nhiên của chúng tôi đồng nghĩa với việc chúng tôi sẽ không chỉ tập trung tạo ra tác động tích cực, mà còn chú trọng đến việc tiếp tục giảm thiểu tác động tiêu cực của mình so với mức cơ bản năm 2021.


4 Tỉ lệ thương tích (LTCR) được định nghĩa là số vụ tai nạn lao động và nghề nghiệp đã báo cáo với tối thiểu một ngày nghỉ ốm, chia cho số giờ làm việc, rồi nhân cho 200.000.


5 Các quy trình thẩm định rủi ro được triển khai trên toàn cầu để đánh giá tác động tiêu cực tiềm ẩn hoặc thực tế và ưu tiên các hành động nhằm chấm dứt, ngăn chặn, giảm thiểu và khắc phục các vi phạm nhân quyền được xác định. Các quy trình phải tuân theo Chỉ thị về Thẩm định Tính bền vững của Doanh nghiệp (CSDDD) sắp tới của EU và chương trình tuân thủ nhân quyền của chúng tôi. Điều này bao gồm hệ thống quản lý nguồn cung ứng có trách nhiệm với mục đích đưa ra một quy trình chính thức và nhất quán để chủ động quản lý các rủi ro liên quan đến nhân quyền và môi trường trong chuỗi cung ứng của Volvo Cars đối với tất cả các Nguyên liệu thô cần quan tâm (RMOC).

Chia sẻ